DEEPSEA CHALLENGE

Deepsea Challenge là đỉnh cao của nhiều năm thử nghiệm và tiến bộ công nghệ.

Đây là cuộc hành trình kéo dài hàng thập kỷ, với sự hợp tác của nhiều nhà thám hiểm đại dương và các kỹ sư Rolex. Với khả năng chống thấm nước đến 11.000 mét (36.090 feet), Deepsea Challenge vượt xa khả năng chống chịu áp suất của con người. Thông qua việc cung cấp một chiếc đồng hồ đáng tin cậy và bền bỉ, có khả năng đồng hành cùng sứ mệnh thám hiểm các vực đại dương, Rolex một lần nữa thử thách sự xuất sắc về kỹ thuật của chính mình.

James Cameron

1960

Deep Sea Special
Tàu ngầm Trieste

Chuyến lặn lịch sử

Vào ngày 23 tháng 1 năm 1960, chiếc Deep Sea Special đã đồng hành cùng một kỷ lục lặn khác tại rãnh Mariana, được thiết lập bởi Jacques Piccard và Trung úy Hải quân Hoa Kỳ - Don Walsh. Nó được gắn vào bên ngoài của tàu ngầm Trieste, đồng hồ đã cùng lặn tới độ sâu 10.916 mét (35.814 feet). Ngoài việc lập nên kỷ lục – mà vẫn chưa có chuyến lặn nào vượt qua được trong hơn 50 năm qua – hành trình ngoài khơi đảo Guam ở biển Thái Bình Dương này đã tạo nên lối nghiên cứu, hướng thám hiểm tại vực đại dương, một thế giới dưới nước mà hầu hết các nhà nghiên cứu ở thời điểm đó vẫn coi là không có giá trị nghiên cứu sự sống. Sau khi xuống đến đáy đại dương, hai nhà thám hiểm đã nhìn vào không gian bóng tối xung quanh và kinh ngạc phát hiện ra nhiều sinh vật sống. Sau khi chiếc tàu ngầm trở lại trên mặt nước, Jacques Piccard đã gửi một bức điện tín cho Rolex: “Tôi xin vui mừng thông báo rằng đồng hồ của các anh hoạt động tốt ở độ sâu 11.000 mét như cách nó hoạt động trên mặt nước.”

Đồng hồ

2012

Deepsea Challenge 2012

Chuyến thám hiểm của James Cameron

Mãi đến ngày 26 tháng 3 năm 2012, một nhà thám hiểm khác - nhà làm phim James Cameron, mới lặn xuống rãnh Mariana một mình và đạt đến độ sâu 10.908 mét (35.787 feet). Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi kỷ lục lặn lịch sử được thiết lập bởi Jacques Piccard và Don Walsh. Cho đến thời điểm đó, chưa người nào có thể lặn sâu đến tận đáy đại dương. Chiếc đồng hồ Rolex thử nghiệm mới - Rolex Deepsea Challenge, đã được phát triển và gắn vào cánh tay thao túng trên tàu lặn của James Cameron. Việc chế tạo một chiếc đồng hồ như vậy đã nhân đôi thách thức cho thương hiệu. Tất nhiên, thách thức đó đến từ áp suất ở ​​vực đại dương, vì chiếc đồng hồ sẽ được thử nghiệm để chịu được không chỉ áp suất lý thuyết là 15.000 mét (49.200 feet) và áp suất 17 tấn lên mặt kính, mà còn cả áp lực về thời gian thiết kế, phát triển và sản xuất nó. Nhờ kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực thám hiểm dưới nước, Rolex đã phát triển thành công chiếc đồng hồ chỉ trong vài tuần, khi quá trình chuẩn bị cho DEEPSEA CHALLENGER, do James Cameron và nhóm của ông đang diễn ra. Trong chuyến lặn năm 1960, chiếc đồng hồ đã chịu được áp suất lớn của quá trình lặn kéo dài 7 giờ, trong đó 3 giờ ở dưới đáy biển dành cho quay phim và thu thập mẫu.

James Cameron

2022

Khắc lên nắp lưng
Deepsea Challenge mới

Hành trình vẫn tiếp diễn

Để tôn vinh hai chuyến lặn lịch sử này, Oyster Perpetual Deepsea Challenge ra mắt năm 2022 được khắc dòng chữ “Mariana Trench” (Rãnh Mariana) cũng như hai ngày kỷ niệm “23-01-1960” và “26-03-2012” trên nắp lưng. Mẫu đồng hồ này đánh dấu một cột mốc mới trong cuộc phiêu lưu của con người cùng sự phát triển về kỹ thuật được chia sẻ trong nhiều thập kỷ giữa các kỹ sư Rolex với các nhà thám hiểm biển sâu. Một mối quan hệ rất đặc biệt mà James Cameron đã thể hiện ​​trong bài phát biểu cảm ơn của mình với các đội Rolex: “Chúng ta cùng chia sẻ những giá trị giống nhau, với mục tiêu theo đuổi sự hoàn mỹ, độ chính xác và chất lượng, đồng thời sẻ chia một tinh thần tiên phong và luôn sẵn sàng cho những phiêu lưu mạo hiểm.”