HÀNH TRÌNH KHAI PHÁ TIÊN PHONG

1953–1967

HÀNH TRÌNH KHAI PHÁ TIÊN PHONG
Sir Malcolm Campbell

1953

Những chiếc đồng hồ tiên phong

Đầu thập niên 1950, Rolex đã phát triển những chiếc đồng hồ chuyên dụng, được dùng như những công cụ với chức năng vượt xa hơn việc chỉ cho biết thời gian. Những chiếc đồng hồ này dùng cho các hoạt động chuyên môn, như lặn biển sâu, hàng không, leo núi và thăm dò khoa học. Chúng không ngừng tạo ra ảnh hưởng tích cực và được biết đến như những chiếc đồng hồ cho người thành công.

Everest
Everest

1953

Everest

Năm 1953, những chiếc đồng hồ Oyster Perpetual đã được trang bị trong chuyến thám hiểm của Sir John Hunt, nơi Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay đã lên đến đỉnh núi Everest.

Tìm hiểu thêm tại rolex.org
Everest

1953

Explorer

Được truyền cảm hứng từ kiến thức có được qua những hành trình thám hiểm thú vị của con người, Explorer được ra mắt năm 1953 nhằm kỷ niệm chuyến chinh phục Everest thành công và ngay lập tức, chiếc đồng hồ đã đạt đến vị thế biểu tượng.

Khám phá Explorer

1953

Submariner

Được ra mắt năm 1953, Submariner là chiếc đồng hồ thợ lặn đầu tiên với khả năng chống thấm nước ở độ sâu lên đến 100 mét (330 feet). Vành đồng hồ xoay giúp người lặn có thể đọc thời gian lặn của họ.

Khám phá Rolex Submariner
Submariner 1953
Chuyến bay xuyên châu lục đầu tiên

1953

Chuyến bay xuyên châu lục đầu tiên

Khi các chuyến đi xuyên châu lục phát triển vào thập niên 50, máy bay bắt đầu bay nhanh qua các múi giờ liên tiếp. Lần đầu tiên, việc biết được thời gian ở những nơi khác nhau trên thế giới cùng lúc trở nên quan trọng. Đó là thời kì mở đầu của thời đại máy bay phản lực, và Rolex hưởng ứng bằng việc cho ra chiếc đồng hồ phù hợp với tinh thần thời đại.

GMT-Master

1955

GMT-Master

Được thiết kế như một công cụ hỗ trợ điều hướng cho các chuyên gia đi khắp thế giới, GMT-Master đã trở thành đồng hồ chính thức của một số hãng hàng không, trong số đó có hãng Pan American World Airways nổi tiếng - hay còn được gọi là Pan Am. Tính năng nổi bật nhất có thể nhìn thấy chính là vành đồng hồ hai màu nhằm phân biệt các giờ ban ngày với ban đêm.

Khám phá GMT-Master II
Day-Date

1956

Day-Date

Năm 1956, phiên bản Day-Date được ra mắt. Chỉ có sẵn với chất liệu bạch kim hoặc vàng 18 ct, đây là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên ghi rõ các thứ trong tuần trong một cửa sổ trên mặt số. Với dây đeo President, ban đầu được chế tạo chuyên biệt cho mẫu này, Day-Date tiếp tục là chiếc đồng hồ xuất sắc được những người có tầm ảnh hưởng quan tâm.

Khám phá Day-Date

1956

Khả năng lãnh đạo

Những chiếc đồng hồ Rolex từ lâu đã được gắn với những người theo thời gian mang sứ mạng dẫn dắt vận mệnh thế giới. Dù tầm nhìn, lĩnh vực xuất sắc hay thành quả của họ là gì, có một điểm chung của những người đàn ông và phụ nữ xuất chúng này, đó thường là sự lựa chọn đồng hồ của họ: Day-Date.

Đồng hồ của nhà lãnh đạo

1957

Lady-Datejust

Lady-Datejust là phiên bản đồng hồ chronometer hiển thị ngày-tháng đầu tiên dành cho nữ của Rolex, thừa kế vẻ đẹp thanh lịch vượt thời gian và chức năng trong kích cỡ nhỏ hoàn toàn phù hợp với cổ tay phụ nữ.

Khám phá Lady-Datejust
Lady-Datejust
Bãi biển Daytona

1959

Bãi biển Daytona

Bãi biển Daytona, Florida. Dài, bằng phẳng, vững chắc với cát chắc chắn, bãi biển giúp thành phố Daytona làm nên huyền thoại như một thủ đô tốc độ của thế giới. Bãi biển tự hào là nơi đã lập nên 14 kỷ lục thế giới về tốc độ trên mặt đất trong giai đoạn 1904 đến 1935, năm trong số đó thuộc về Sir Malcolm Campbell - người đeo đồng hồ Rolex. Qua nhiều năm, lớp cát xuống cấp. Đến năm 1959, một “Siêu đường đua tốc độ cao” đã được xây dựng: Đường đua Daytona International Speedway®. Đấu trường đua xe mới này nhanh chóng trở thành một trong số những cuộc đua xe bền nổi tiếng nhất thế giới bên cạnh giải đua 24 Hours of Le Mans. Mặc dù bề mặt không còn là cát, Daytona vẫn là huyền thoại đầy thử thách đối với con người và máy móc: Giải đua Rolex 24 AT DAYTONA.

Tìm hiểu thêm về Rolex và các cuộc đua bền
Deep Sea Special

1960

Deep Sea Special

Vào thập niên 1950, Rolex thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt một chiếc đồng hồ thí nghiệm mang tên “Deep Sea Special”. Sử dụng kiến thức có được từ việc chế tác hai mẫu đồng hồ đầu tiên, mẫu Deep Sea Special thứ ba được tạo ra để chống chịu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất - điểm Challenge Deep của rãnh Mariana.

Chiếc đồng hồ thử nghiệm

1960

Chuyến lặn sâu nhất

Năm 1960, tàu ngầm thử nghiệm Trieste, đã thành công trong việc lặn xuống rãnh Mariana - điểm áp lực sâu nhất trên bề mặt trái đất. Với sự điều khiển của Trung úy Don Walsh và Jacques Piccard, tàu ngầm Trieste đã đạt được cột mốc vĩ đại đã nâng tầm tiêu chuẩn cho các cuộc thám hiểm dưới đáy đại dương. Nổi lên từ độ sâu 10.916 mét (37.800 feet), chiếc tàu ngầm này trong trạng thái hoạt động hoàn hảo – cũng như chiếc đồng hồ thử nghiệm Rolex Deep Sea Special được gắn bên ngoài tàu ngầm trong suốt cuộc lặn lịch sử.

Khám phá Rolex Deepsea
Chuyến lặn sâu nhất
Cuộc lặn sâu nhất
Cosmograph Daytona

1963

Cosmograph Daytona

Được tung ra vào năm 1963 như một thế hệ đồng hồ bấm giờ mới, Cosmograph nhanh chóng có được tên tuổi biểu tượng: Daytona. Được thiết kế như một công cụ tối ưu cho những tay đua bền, Cosmograph Daytona mạnh mẽ, có khả năng chống thấm nước và được trang bị thang đo tachymetric trên vành đồng hồ để tính toán vận tốc trung bình.

Khám phá Cosmograph Daytona

1967

Sea-Dweller

Năm 1967 chứng kiến sự ra đời của Sea-Dweller với tính năng chống thấm nước ở độ sâu lên đến 610 mét (2.000 feet). Để đáp ứng nhu cầu của các thợ lặn sâu chuyên nghiệp, vỏ đồng hồ được trang bị một van xả khí helium để trong quá trình giải nén kéo dài trong khoang cao áp, helium từ hỗn hợp khí được sử dụng có thể được giải phóng mà không gây hư hỏng đồng hồ.

Khám phá Sea-Dweller
Sea-Dweller