PHÍA SAU VƯƠNG MIỆN

Đầu thế kỷ 20, đồng hồ bỏ túi là vật dụng phổ biến và thiết thực nhất để mọi người theo dõi thời gian.

Hans Wilsdorf, bắt đầu sự nghiệp từ năm 1900, làm việc cho một công ty đồng hồ ở La Chaux-de-Fonds, ông luôn quan sát những thay đổi trong lối sống thời đại, đặc biệt là sự phổ biến không ngừng của các hoạt động thể thao và vận động ngoài trời. Vài năm sau khi sáng lập nên thương hiệu Rolex, ông nhận ra rằng đồng hồ bỏ túi, vật dụng vốn luôn được bảo vệ trong các nếp gấp quần áo, đã không còn phù hợp với những thói quen sử dụng mới của thời đại. Với tầm nhìn táo bạo, ông quyết định sáng tạo nên những chiếc đồng hồ đeo trên cổ tay người dùng, một vật dụng có thể khiến chủ nhân tin tưởng với độ chính xác và đáng tin cậy, phù hợp với đời sống năng động, hiện đại.

Chúng ta phải tìm cách tạo ra một chiếc đồng hồ đeo tay chống thấm nước.

Hans Wilsdorf, 1914

Một trong những thách thức chính mà Hans Wilsdorf phải đối mặt là tìm cách bảo vệ đồng hồ khỏi bụi và hơi ẩm, có thể dẫn đến hiện tượng kẹt, tắc hoặc oxy hóa nếu chúng tìm đường len lỏi vào vỏ đồng hồ. Trong một lá thư vào năm 1914, ông đã chia sẻ về ý định của mình với Aegler, công ty tại Bienne sau này trở thành Nhà Sản xuất Montres Rolex S.A: “Chúng ta phải tìm cách tạo ra một chiếc đồng hồ đeo tay chống thấm nước.”

Hans Wildorf

Năm 1922, Rolex đã cho ra mắt Submarine – một chiếc đồng hồ gắn bản lề bên trong vỏ ngoài thứ hai, tích hợp vành đồng hồ và mặt kính siết chặt, đảm bảo cho vỏ ngoài kín nước. Dùng núm vặn – để lên dây hoặc cài đặt thời gian – đều yêu cầu phải mở vỏ ngoài. Submarine chính là dấu mốc đầu tiên trong nỗ lực của Hans Wilsdorf trên hành trình chế tác vỏ đồng hồ hoàn toàn kín nước và dễ sử dụng.

Đồng hồ

Vỏ Oyster là thành quả của những nỗ lực này, đã được cấp bằng sáng chế bốn năm sau đó, vào năm 1926. Một hệ thống siết chặt vành đồng hồ, nắp lưng và núm vặn với vỏ giữa, đảm bảo rằng vỏ được hàn kín và bảo vệ bên trong đồng hồ khỏi các yếu tố gây hại từ bên ngoài. Hans Wilsdorf đã chọn cái tên “Oyster” cho chiếc đồng hồ – giống như vỏ của nó – vì thực tế rằng “giống như một con hàu, chiếc đồng hồ có thể tồn tại không giới hạn thời gian ở dưới nước mà không gây bất lợi cho các bộ phận khác.” Phát minh này đánh dấu một bước đột phá lớn trong lịch sử chế tạo đồng hồ.

Để phát huy những phẩm chất đặc biệt của vỏ Oyster, những năm sau đó, Hans Wilsdorf quyết định thực hiện một sứ mệnh cách tân đầy táo bạo. Khi biết rằng Mercedes Gleitze - một thư ký trẻ từ Brighton, nước Anh đang chuẩn bị bơi qua eo biển Manche và nếu thành công sẽ trở thành người phụ nữ Anh đầu tiên đạt được kỳ tích này, Hans Wilsdorf đã đề nghị cô mang theo chiếc Oyster để chứng minh khả năng hoàn toàn không thấm nước của chiếc đồng hồ. Sau hành trình bơi lội vất vả trong làn nước lạnh ngắt của Gleitze, tờ Thời báo Times đưa tin rằng “Cô đã mang theo một chiếc đồng hồ nhỏ bằng vàng, vẫn hiển thị thời gian một cách hoàn hảo trong suốt hành trình.”

Mercedes Gleitze
Oyster

Đồng hồ Oyster là chiếc đồng hồ đeo tay chống thấm nước đầu tiên trên thế giới nhờ thiết kế vỏ Oyster kín nước.

Vỏ Oyster, thiết kế mang tầm cách mạng

Vỏ Oyster kín khít một cách hoàn hảo là biểu tượng của đồng hồ Rolex. Được cấp bằng sáng chế vào năm 1926, chiếc đồng hồ bao gồm một vành đồng hồ, nắp lưng và núm vặn được siết chặt với vỏ. Các bộ phận này đã trải qua nhiều thay đổi theo thời gian để củng cố thêm khả năng chống thấm nước và đáp ứng nhu cầu của thợ lặn với các vật liệu và kỹ thuật lặn sâu được phát triển giúp cho chiếc đồng hồ đồng hành cùng người thợ lặn chinh phục những độ sâu lớn hơn nữa.

Tìm hiểu thêm về vỏ Oyster

Kết cấu
vỏ Oyster

1926

Bezel
Vành đồng hồ trên vỏ Oyster nguyên bản có khía, dễ dàng siết chặt với vỏ giữa bằng một công cụ dành riêng cho đồng hồ Rolex. Trong những năm tiếp theo, kết cấu vỏ Oyster cải tiến không ngừng trở nên mạnh mẽ và đáng tin cậy vượt trội. Những thay đổi kỹ thuật trên vỏ đồng hồ cũng hỗ trợ đắc lực cho vành đồng hồ xoay, đặc biệt là cho dòng đồng hồ thợ lặn nói chung.
Núm vặn trên vỏ Oyster nguyên bản được siết chặt với vỏ giữa. Năm 1953, Rolex giới thiệu núm vặn Twinlock, kết hợp một hệ thống đã được cấp bằng sáng chế với gioăng bảo vệ kép. Công nghệ tiến thêm một bước vào năm 1970: núm vặn Triplock, được phát triển thêm vùng bảo vệ, củng cố khả năng chống thấm nước của chiếc đồng hồ được tích hợp hệ thống này – trong đó có nhiều dòng sản phẩm được thiết kế chuyên biệt cho chức năng lặn.
The case back
Vỏ Oyster có mép dạng khía, – cho tới tận ngày nay – vẫn đảm bảo khả năng siết chặt kín khít với vỏ giữa. Trên các dòng đồng hồ thợ lặn hiện tại, tùy thuộc vào từng mẫu đồng hồ hoặc phiên bản, nắp lưng được chế tác bằng chất liệu thép Oystersteel hoặc vàng 18 ct. 

Thế giới dưới mặt nước

Giống như việc thay đổi lối sống đã thúc đẩy Rolex phát minh ra một chiếc vỏ chống thấm nước, thương hiệu đã chuyển hướng sang thiết kế và phát triển đồng hồ đeo tay có thể đáp ứng nhu cầu của những chuyên gia tiên phong trên hành trình lặn sâu. Năm 1953, Submariner là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên dành cho thợ lặn với khả năng chống thấm nước ở độ sâu lên đến 100 mét (330 feet). Vành đồng hồ xoay với các vòng số chia độ cho phép thợ lặn theo dõi thời gian của họ dưới nước và dễ dàng quản lý bình dự trữ khí thở. Tính an toàn của vỏ Oyster tiếp tục được tăng cường với núm lên dây siết ngược mới và hệ thống Twinlock tích hợp hai gioăng bảo vệ kín nước.

Tìm hiểu thêm về Submariner
Chiếc Submariner đầu tiên

Năm 1970, tăng thêm vùng bảo vệ với sự ra đời của gioăng thứ ba, núm vặn Triplock đã ra đời. Vạch dấu giờ và kim được phủ lên mình một vật liệu phát quang, cho phép thợ lặn đọc thời gian trong điều kiện tối dưới nước. Rolex tiếp tục đạt được những tiến bộ kỹ thuật hơn nữa đảm bảo Submariner không thấm nước ở độ sâu 200 mét (660 feet) vào năm 1954 và 300 mét (1.000 feet) vào năm 1989. Phiên bản có thông số ngày được giới thiệu vào năm 1969, có khả năng chống thấm nước ở độ sâu 300 mét (1.000 feet) vào năm 1979.

ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM NƯỚC

Rolex là một trong những thương hiệu đầu tiên đồng hành cùng các cá nhân xuất sắc trong hành trình thám hiểm của họ. Nhận thức được nhiều thuận lợi cho cả hai phía và coi thế giới thực như một phòng thí nghiệm sống, Hans Wilsdorf đã trang bị đồng hồ Oyster cho các hành trình khám phá của nhiều nhà thám hiểm. Để thử nghiệm độ tin cậy của đồng hồ, Rolex đã yêu cầu các thợ lặn chuyên nghiệp đeo chúng trong các nhiệm vụ, sau đó thu thập đề xuất để cải tiến công thái học hoặc kỹ thuật chế tác. Điều này đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển Rolex.

Dimitri Rebikoff

Một trong những nhân vật cộng tác cùng Rolex để thử nghiệm đồng hồ Submariner là nhiếp ảnh gia dưới biển sâu kiêm kỹ sư và nhà thám hiểm người Pháp Dimitri Rebikoff. Trong suốt 5 tháng, Rebikoff đã thực hiện 132 thử nghiệm lặn với đồng hồ Rolex, cùng ông chinh phục độ sâu từ 12 đến 60 mét. Phản hồi của ông rất tích cực: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng chiếc đồng hồ này không chỉ hoàn toàn thỏa mãn các tiêu chí trong điều kiện lặn cực kỳ khó khăn và đặc biệt nguy hiểm đối với vật liệu được sử dụng, nó còn chứng tỏ bản thân là một thiết bị độc lập, một phụ kiện không thể thiếu cho việc lặn.” 

Tàu ngầm Trieste

Thoáng hiện nơi biển sâu

Một số dự án khoa học dưới nước và các cuộc thám hiểm cũng mang đến cơ hội lý tưởng để Rolex thử nghiệm đồng hồ của mình trong điều kiện thực tế. Năm 1960, thương hiệu đã hợp tác trong một dự án như vậy, một đoàn thám hiểm do nhà hải dương học người Thụy Sĩ - Jacques Piccard dẫn đầu và người đồng hành là Trung úy Hải quân Hoa Kỳ Don Walsh. Ngày 23 tháng 1, trên con tàu ngầm Trieste – được thiết kế bởi cha của Jacques, là Auguste Piccard - một nhà vật lý kiêm nhà thám hiểm người Thụy Sĩ, người làm việc với Rolex từ đầu thập niên 1950 – Piccard và Walsh đã đạt được kỳ tích chinh phục vùng sâu nhất của đại dương - rãnh Mariana ở Thái Bình Dương.

Gắn

Gắn bên ngoài của chiếc tàu lặn đó là chiếc đồng hồ Rolex thử nghiệm có tên Deep Sea Special, đi cùng hai nhà thám hiểm đến độ sâu cực lớn 10.916 mét (35.814 feet). Mặt kính đồng hồ hình vòm trên sản phẩm thử nghiệm này được thiết kế để chịu được áp lực khổng lồ do độ sâu khắc nghiệt như vậy gây ra. Khi tàu ngầm Trieste xuất hiện trở lại mặt nước sau tám tiếng rưỡi dưới biển sâu, chiếc đồng hồ vẫn hiển thị thời gian hoàn hảo, xác nhận tính khả thi cho các lựa chọn kỹ thuật của thương hiệu trong quá trình thiết kế. Phải hàng thập kỷ nữa mới có hành trình thám hiểm tương tự được lặp lại.

Chiếc đồng hồ
cho cư dân đại dương

Trong thập niên 1960, các kỹ thuật đã được phát triển, giúp mở rộng hành trình lặn sâu tới những giới hạn lớn hơn bao giờ hết. Một trong những phương pháp mới này, được thiết kế cho các thợ lặn làm việc trên cơ sở hạ tầng dưới đáy biển, được gọi là lặn “bão hòa”. Hỗn hợp khí thở đặc biệt có hàm lượng helium cao, độ bão hòa giúp thợ lặn có thể ở dưới biển trong thời gian vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, và tránh các tác động độc hại lên cơ thể con người do áp lực lớn gây ra. Nó cũng liên quan đến việc bảo vệ các thợ lặn trong một môi trường với áp lực tương đương với áp lực nước ở độ sâu mà họ làm việc.

Để làm được điều này, các thợ lặn sẽ ở lại nhiều ngày hoặc vài tuần trong một môi trường sống có áp lực, hoặc khoang cao áp, để họ chỉ việc thực hiện hành trình lặn mà thôi. Điều đó cũng có nghĩa là họ chỉ cần trải qua một quá trình giải nén áp lực duy nhất ở cuối nhiệm vụ. Tùy thuộc vào thời gian ở dưới nước và độ sâu làm việc, quá trình giải nén có thể thực hiện bất cứ đâu và kéo dài lên tới vài ngày.

Chiếc Sea-Dweller đầu tiên
Sea-Dwellers

Trong thời gian các thợ lặn ở trong khoang cao áp, những chiếc đồng hồ mà thợ lặn đeo dần được lấp đầy khí helium – một loại khí có các nguyên tử nhỏ đến mức chúng có thể xuyên qua các gioăng chống thấm nước. Trong quá trình giải nén, khí helium này vẫn bị giữ lại trong vỏ đồng hồ, tạo ra chênh lệch áp suất với khoang cao áp. Khí trong vỏ đồng hồ không thể thoát ra khỏi vỏ đồng hồ nhanh như tốc độ giảm của áp suất bên ngoài, điều đó có thể làm hỏng đồng hồ hoặc tách mặt kính ra khỏi vỏ. Năm 1967, Rolex đã được cấp bằng sáng chế với van xả khí helium - van xả an toàn tự động kích hoạt khi áp suất bên trong vỏ quá cao, cho phép đẩy lượng khí dư thoát ra ngoài.

Cùng năm đó, Rolex đã cho ra mắt đồng hồ Sea-Dweller, một chiếc đồng hồ thợ lặn được bảo đảm chống thấm nước ở độ sâu 610 mét (2.000 feet), và sau đó là 1.220 mét (4.000 feet) vào năm 1978. Được trang bị van xả khí helium, chiếc đồng hồ trở thành công cụ lý tưởng cho thợ lặn ở độ sâu bão hòa và cho các nhà tiên phong khám phá vùng biển sâu. Trải qua một quá trình tiến bộ trong điều kiện tự nhiên, thương hiệu đã hợp tác với dự án môi trường sống dưới nước - đó là chương trình Tektite năm 1969 - với bốn nhà thủy sinh tham gia đã trải qua 58 ngày dưới nước. Họ đều được trang bị đồng hồ Rolex. Năm sau đó, trong một phần của chương trình Tektite II, Sylvia Earle dẫn đầu nhóm nữ siêu hùng này. Nhà sinh vật học vùng biển – một chứng nhân Rolex từ năm 1982 và chương trình Explorer-in-Residence của Tổ chức National Geographic từ năm 1999 – người luôn đeo chiếc đồng hồ Rolex trong suốt hai tuần làm việc trong môi trường dưới nước.

Tìm hiểu thêm về Sea-Dweller
Ở độ sâu kỷ lục 520 mét

Năm 1967, Rolex bắt đầu hợp tác với HYCO (International Hydrodynamics Company), một công ty Canada chuyên phát triển tàu ngầm. Đồng hồ Sea-Dweller được gắn bên ngoài tàu ngầm HYCO ở nhiều nhiệm vụ khác nhau. Sau một lần lặn sâu khoảng bốn giờ ở độ sâu 411 mét (1.350 feet), HYCO đã gửi cho Rolex kết luận về hiệu suất của đồng hồ Sea-Dweller: “Trong tất cả các giai đoạn thử nghiệm, chiếc đồng hồ đã hoạt động vô cùng tuyệt vời.”

Trong tất cả các giai đoạn thử nghiệm, chiếc đồng hồ đã hoạt động vô cùng tuyệt vời.

HYCO, 1967

Năm 1971, Rolex chính thức hợp tác với Comex (Tổ chức Compagnie Maritime d’Expertises). Công ty kỹ thuật hàng hải này của Pháp có trụ sở tại Marseilles đã đồng ý trang bị cho thợ lặn những chiếc đồng hồ Rolex và báo cáo lại thường xuyên về hiệu suất của đồng hồ đeo tay giúp thương hiệu tăng cường độ tin cậy và chức năng. Song song với các hoạt động can thiệp ra nước ngoài, Comex cũng đã tiến hành các thử nghiệm nhằm phát triển các công nghệ mới để hỗ trợ các hoạt động của mình.

Trong số đó có các khoang cao áp tái tạo áp lực gây ra ở độ sâu khắc nghiệt tạo trở ngại lớn cho thợ lặn và thiết bị sử dụng. Năm 1988, Comex đã tổ chức cuộc thám hiểm Hydra VIII, trong đó sáu thợ lặn bão hòa lặn tới độ sâu 534 mét (1.752 feet), lập kỷ lục thế giới về lặn biển ngoài trời vẫn còn duy trì đến ngày nay. Các thợ lặn đều được trang bị đồng hồ Sea-Dweller. Vài năm sau, vào năm 1992, trong thí nghiệm Hydra X, một thợ lặn của Comex đã đạt đến độ sâu mô phỏng 701 mét (2.300 feet) trong một khoang cao áp. Trong 43 ngày thực hiện nhiệm vụ, anh ta đều đeo chiếc đồng hồ Sea-Dweller.

Deepsea Challenger

Vùng sâu thăm thẳm

Rolex tiếp tục thách thức áp lực dưới nước trong hành trình không khoan nhượng trước các tiêu chuẩn hoàn hảo cho sản phẩm đồng hồ của mình. Năm 2008, thương hiệu đã ra mắt Rolex Deepsea, với kết cấu vỏ đã được cấp bằng sáng chế – hệ thống Ringlock – cho phép đồng hồ chịu được tác động của áp lực ở độ sâu 3.900 mét (12.800 feet). Hệ thống này bao gồm mặt kính sapphire dáng bầu nhẹ, vòng nén bằng thép hợp kim ni-tơ và nắp lưng được chế tác từ hợp kim titanium. Vành đồng hồ xoay một chiều của Rolex Deepsea được gắn vòng số Cerachrom màu đen có các vạch chia 60 phút cho phép thợ lặn theo dõi thời gian dưới nước một cách an toàn.

Các đặc tính của gốm công nghệ cao này tạo nên vòng số đặc biệt mạnh mẽ, hầu như không bị trầy xước và màu sắc không bị ảnh hưởng bởi các tia cực tím, giữ vững độ ổn định theo thời gian. Chiếc đồng hồ đáp ứng độ sâu cực cao này cũng được trang bị một phát minh độc quyền khác giúp tăng cường khả năng đọc: màn hình hiển thị Chromalight. Một vật liệu phát quang cách tân phát ra ánh sáng màu xanh được phủ lên kim, vạch dấu giờ và bộ phát quang trên vành đồng hồ. Thời gian phát sáng gần gấp đôi so với vật liệu lân quang tiêu chuẩn và cường độ phát sáng phù hợp hơn theo thời gian phát xạ.

Deepsea Challenge

Theo tiêu chuẩn của dòng đồng hồ này, tất cả đồng hồ Rolex dành cho thợ lặn đều được kiểm nghiệm khả năng chống thấm nước ở độ sâu tăng thêm 25%. Điều này có nghĩa là tại phòng thí nghiệm, trong bình cao áp do Rolex và Comex hợp tác phát triển, đồng hồ Rolex Deepsea (phải chịu áp lực tác động ở độ sâu 3.900 mét) được thử nghiệm đảm bảo chống thấm nước hiệu quả đến 4.875 mét.

Rolex Deepsea chính là nguồn cảm hứng cho Rolex Deepsea Challenge - mẫu đồng hồ dành cho thợ lặn, đã được gắn liền với một bên tàu lặn do nhà thám hiểm và nhà làm phim James Cameron điều khiển vào ngày 26 tháng 3 năm 2012, để chinh phục độ sâu mà Jacques Piccard và Don Walsh đã thử thách vào năm 1960: đó là rãnh Mariana. Bảo đảm chống thấm nước ở độ sâu 12.000 mét (39.370 feet), chiếc đồng hồ mang trong mình tất cả các cải tiến kỹ thuật của thương hiệu về khả năng chống thấm nước, và trong các giai đoạn thử nghiệm đã chống chịu thành công với áp lực từ độ sâu 15.000 mét. Ở độ sâu này, vòng trung tâm của hệ thống Ringlock chịu áp lực tương đương với trọng lượng 20 tấn.

Tìm hiểu thêm về Rolex Deepsea
James Cameron